tin-chi-la-gi-hoc-phan-la-gi-2

Tín chỉ là gì, học phần là gì? Những điều cần biết về học phần và tín chỉ

Đối với các sinh viên khi mới bước vào Đại học chắc hẳn sẽ thắc mắc tín chỉ là gì, học phần là gì. Dưới đây là những thông tin chi tiết về khái niệm tín chỉ và học phần tại Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT tdkt.edu.vn tổng hợp đến các sinh viên.

Tín chỉ là gì, học phần là gì?

Quy định về học phần và tín chỉ tại Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT như sau:

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ Đại học là đơn vị được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

tin-chi-la-gi-hoc-phan-la-gi
Số tín chỉ của mỗi môn học sẽ phụ thuộc vào độ khó, thời gian học

Xem thêm: Học phí Phenikaa bao nhiêu 1 tín chỉ?

Cách đánh giá học theo tín chỉ:

Khi áp dụng phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ:

– Trường hợp sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;

– Trường hợp sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.

– Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.

Học phần là gì?

Học phần được quy định tại Điều 3 Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT và được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT như sau:

  1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
  2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
  3. a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
  4. b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.
tin-chi-la-gi-hoc-phan-la-gi-1
Các học phần có thể chia thành học phần bắt buộc và học phần tự chọn

Xem thêm: 4 năm Đại học bao nhiêu tín chỉ?

Cách đánh giá và tính điểm học phần:

Cách đánh giá và tính điểm học phần được quy định tại Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ Đại học 2021. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

  1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
  2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
  3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
  4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.

Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm: A (từ 8,5 – 10,0), B (từ 7,0 – 8,4), C (từ 5,5 – 6,9), D (từ 4,0 đến 5,4). Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập: P (từ 5,0 trở lên). Loại không đạt: F (dưới 4,0). Ngoài ra, một số trường Đại học hiện nay còn áp dụng thang điểm chữ có thêm các mức điểm A+, B+, C+, D+.

Bài viết trên của tdkt.edu.vn đã thông tin đến sinh viên Quy định về học phần và tín chỉ tại Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT. Hy vọng qua bài viết đã cung cấp cho các em những thông tin hữu ích về quy định đào tạo tín chỉ và học phần từ đó các em sẽ chuẩn bị tốt nhất cho lĩnh vực chuyên môn của mình.

5/5 - (1 bình chọn)