Hướng dẫn sử dụng hàm Sumif kết hợp Vlookup tiện lợi

Chắc hẳn, với dân kế toán chắc không còn xa lạ với 2 hàm Excel là Sumif và hàm Vlookup. Theo đó thì hàm Sumif được dùng để tính tổng các giá trị có điều kiện, còn sử dụng Vlookup để tính giá trị trong mảng. Do vậy nếu hàm Sumif kết hợp với hàm Vlookup trong Excel sẽ áp dụng được trong rất nhiều trường hợp.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn kết hợp hàm Sumif và hàm Vlookup nhé.

1. Cách dùng hàm Sumif Excel:

Người ta thường sử dụng hàm Sum trong việc tính tổng các giá trị của một vùng dữ liệu nào đó. Trong khi hàm Sumif được dùng để tính tổng vùng dữ liệu mà có thể bỏ qua giá trị nào trong dãy. Bạn có thể được loại giá trị nào, thêm các giá trị nào kèm với điều kiện để tính tổng chính xác.

Kết hợp hàm sumif và vlookup
Kết hợp hàm sumif và vlookup

2. Cách dùng hàm Vlookup trong Excel:

Trong khi đó thì hàm Vlookup trên Excel phục vụ cho việc tìm kiếm dữ liệu ở một mảng nào đó. Sử dụng hàm này sẽ giúp bạn tra cứu dữ liệu trong một chuỗi nhất định theo các điều kiện cho trước. Bạn có thể sử dụng hàm Vlookup ở những kiểu bảng dữ liệu để tra cứu mã học sinh, mã nhân viên… Cách sử dụng hàm Vlookup trong Excel khá linh hoạt, đa dạng. Trong đó, bạn có thể kết hợp hàm Sumif và hàm Vlookup được sử dụng khá phổ biến hiện nay mà không phải ai cũng biết.

3. Cách kết hợp hàm Sumif và Vlookup:

Nếu bạn đang cần tìm đối tượng trong bảng dữ liệu, dữ liệu có điều kiện kèm theo thì sử dụng hàm Sumif kết hợp với hàm Vlookup giúp bạn tìm kiếm nhanh hơn, cho kết quả chính xác ngay cả khi bạn đã thay đổi đối tượng. Đáng chú ý là bạn sẽ không cần phải gõ lại công thức.

Để tìm hiểu về cách kết hợp hàm Sumif và hàm Vlookup thì ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn:

Bảng doanh thu dưới đây bao gồm 3 bảng nhỏ tương ứng với 3 nội dung khác nhau. Trong đó, bảng 1 bao gồm nhân viên kèm với mã số của từng người, còn bảng 2 sẽ bao gồm mã số sinh viên đồng thời đạt được doanh số của từng người Bảng 2 bao gồm doanh số đạt được và mã số nhân viên của từng người. Bảng 3 là bảng điền kết quả và được để trống.

Nội dung của bài này đó là nhập kết quả tên nhân viên với doanh số của người đó đạt được vào Bảng 3. Không chỉ vậy, bạn có thể tra cứu doanh số của các bạn nhân viên khác khi thay đổi họ và tên tương ứng..

Trường hợp này, bạn có thể sử dụng đến 2 hàm Sumif và hàm Vlookup sẽ giúp tính tổng của doanh số nhân viên với điều kiện cho trước.

Bạn sử dụng nguyên hàm Sumif thì sẽ không thể tính tổng doanh thu của nhân viên bởi cột Mã sinh viên không ở cùng trong 1 bảng. Theo đó thì bạn cần kết hợp với hàm Vlookup giúp tìm mã số nhân viên tương ứng với từng người. Sau đó, kết hợp thêm hàm Sumif giúp để tính tổng doanh thu của nhân viên có kèm điều kiện.

Bước 1:

Các bạn áp dụng công thức này vào bảng:

=SUMIF(D:D,VLOOKUP(B12,A3:B7,2,FALSE),E:E)

Trong đó:

  • Sumif và Vlookup là hàm tìm kiếm có điều kiện và hàm tính tổng.
  • D:D là vùng chứa những ô điều kiện.
  • B12 là vùng giá trị đối chiếu với giá trị cần tìm kiếm và cột doanh số. Nếu thay đổi tên thì cũng cần thay đổi cột doanh số.
  • A3:B7 được hiểu là vùng dữ liệu cột cần lấy dữ liệu nhằm để dò tìm giá trị tại vùng B12 phía bên trên.
  • Số 2 thường sẽ xuất hiện giá trị được hiển thị lên màn hình, dựa vào số cột cần lấy dữ liệu là bao nhiêu. Cụ thể, cột cần lấy dữ liệu là Mã NV tại vị trí thứ 2 cột B nên thứ tự sẽ là 2.
  • Flase được xem là phạm vi tìm kiếm tuyệt đối bởi vậy sẽ cho kết quả chính xác thay vì sử dụng True cho một kết quả tương đối.
  • E:E được hiểu là khu vực cho trước doanh thu của mỗi nhân viên đạt được.

Bước 2:

Với công thức trên, bạn hãy nhập vào ô C12 tại Bảng 3, sau đó hãy điền tên nhân viên muốn tính tổng doanh thu tại ô B12. Sau đó, Excel sẽ tính tổng doanh thu của nhân viên đạt được với tổng số tiền hoàn toàn chính xác.

Kết hợp hàm sumif và vlookup tiện lợi
Kết hợp hàm sumif và vlookup tiện lợi

Với người dùng trong trường hợp mà khi tính tổng doanh thu nhưng không hiển thị dấu phẩy phân cách ở các lớp hàng trong dãy số. Theo đó thì bạn có thể tham khảo thêm về cách phân cách hàng nghìn bằng dấu phẩy trong Excel nhằm giúp để hiển thị lại dấu phẩy phân cách số trong Excel.

Theo đó, các bạn sẽ cần phải đổi cột đó về định dạng Number bao gồm số sau đỏ điều chỉnh nhằm để hiển thị dấu phẩy phân cách trong Format Cells. Còn về phần Decimal places, các bạn có thể tùy chỉnh theo số mà không phải tính toán. Dễ hiểu hơn thì các bạn có thể nhìn vào phần Sample.

Trước tiên, bạn hãy thay đổi định dạng của cột trước hoặc sau khi cho ra kết quả tính đều được.

Bước 3:

Với những bước hướng dẫn hàm sumif kết hợp vlookup thì bạn có thể áp dụng ngày bây giờ mà không cần nhập công thức tính khác, vẫn đảm bảo cho ra kết quả chính xác.

Với những chia sẻ trên đây nhằm giúp bạn tìm hiểu về cách kết hợp hàm Sumif và hàm Vlookup trên Excel. Đây là hai hàm tính toán với tìm kiếm dữ liệu khá cơ bản trong Excel. Bạn có thể kết hợp để tìm kiếm dữ liệu nhanh và chính xác hơn thay vì phải tính toán thủ công khi bị đổi dữ liệu.

Rate this post