Có rất nhiều bạn sinh viên thắc mắc về cách tính điểm tốt nghiệp đại học. Hiểu điều này như thế nào cho đúng và cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ chuẩn nhất. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.
1. Hiểu về khái niệm tín chỉ
Tín chỉ được hiểu là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của hệ thống ECTS.
Trong chương trình học đại học, mỗi một tín chỉ sẽ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận trên lớp. Nó tương đương bằng với 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, đồ án bài tập lớn hay bài khóa luận tốt nghiệp.
Tùy thuộc vào khối lượng kiến thức của môn học khác nhau mà mỗi trường sẽ quy định số lượng tín chỉ của từng môn khác nhau. Có những môn 2 tín chỉ, 3 tín chỉ. Mỗi một sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học đại học thì số tín chỉ tích lũy được sẽ từ 120 – 150 tín chỉ, tùy vào từng trường đại học khác nhau mà số tín chỉ này nhiều hay ít.
2. Cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ
Hiện nay thang điểm cho hệ đại học của Việt Nam có 3 loại thang điểm:
Thang điểm 10, thang điểm 4, thang điểm chữ.
Cách tính điểm tốt nghiệp đại học
2.1 Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10
Khi tính theo thang điểm 10, thì điểm số được làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm số của sinh viên đại học được quy ra tiêu chuẩn như sau:
Xếp loại đạt:
9,0 – 10: Đạt điểm trung bình các môn học từ 9,0 – 10 đạt loại Xuất sắc
8,0 đến cận 9,0: Đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 đến cận 9,0 đạt loại Giỏi
7,0 đến cận 8,0: Đạt điểm trung bình các môn học từ 7,0 đến cận 8,0 đạt loai Khá
6,0 đến cận 7,0: Đạt điểm trung bình các môn học từ 6,0 đến cận 7,0 đạt loại Trung bình khá
5,0 đến cận 6,0: Đạt điểm trung bình các môn học từ 5,0 đến cận 6,0 đạt loại Trung bình
Xếp loại không đạt:
4,0 đến cận 5,0: Đạt điểm trung bình các môn học từ 4,0 đến cận 5,0 đạt loại Yếu
Các trường hợp còn lại dưới 4,0 đại loại Kém
2.2 Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ
Thang điểm chữ có mức quy chuẩn như sau:
Xếp loại đạt:
Điểm A (điểm trung bình các môn từ 8.5 đến 10): Đạt loại Giỏi
Điểm B (điểm trung bình các môn 7.0 đến 8.4): Đạt loại Khá
Điểm C (điểm trung bình các môn 5.5 đến 6,9): Đạt loại Trung bình
Điểm D (điểm trung bình các môn 4.0 đến 5,4): Đạt loại Yếu
Ở một số trường đại học tại Việt Nam còn xét thêm B+ C+ D+, do đó loại đạt được đánh giá như sau:
Điểm A (điểm trung bình các môn 8.5 đến 10): Đạt loại Giỏi
Điểm B+ (điểm trung bình các môn 8.0 đến 8.4): Đạt loại Khá giỏi
Điểm B (điểm trung bình các môn 7.0 đến 7.9): Đạt loại Khá
Điểm C+ (điểm trung bình các môn 6.5 đến 6.9): Đạt loại Trung bình khá
Điểm C (điểm trung bình các môn 5.5 đến 6,4): Đạt loại Trung bình
Điểm D+ (điểm trung bình các môn 5.0 đến 5.4): Đạt loại Trung bình yếu
Điểm D (điểm trung bình các môn 4.0 đến 4.9): Đạt loại Yếu
Xếp loại không đạt: F (điểm trung bình các môn dưới 4.0): Đạt loại Kém
Cách tính điểm tốt nghiệp đại học
➤ Xem thêm: Hướng dẫn cách tính điểm trung học phổ thông quốc gia mới nhất
2.3 Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4
Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:
Điểm A tương ứng với 4
Điểm B+ tương ứng với 3.5
Điểm B tương ứng với 3
Điểm C+ tương ứng với 2.5
Điểm C tương ứng với 2
Điểm D+ tương ứng với 1.5
Điểm D tương ứng với 1
Điểm F tương ứng với 0
Hạng tốt nghiệp được xếp loại như sau:
Đối với loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
Loại giỏi: Số điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
Đối với loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo thang điểm 10, thang điểm 4, thang điểm chữ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.