Điểm tốt nghiệp THPT là thang điểm cực kỳ quan trọng của các bạn học sinh lớp 12, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai lựa chọn nghề nghiệp của các bạn sau này. Vì thế, các bạn nên nắm rõ cách tính điểm trung học phổ thông quốc gia để có thể vạch ra kế hoạch học tập, thi cử tốt nhất.
Cách tính điểm trung học phổ thông quốc gia mới nhất
Theo thông tư 03/2019/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục–Đào tạo ban hành ngày 18/3/2019, cách tính điểm xét tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2019 đối với học sinh chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên được tính cụ thể như sau:
Đối với chương trình THPT
Theo đó, để được xét tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh học chương trình giáo dục trung học phổ thông phải dự thi 4 bài thi, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một trong hai bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội do thí sinh tự chọn.
Điểm xét tốt nghiệp THPT bằng tổng điểm bốn bài thi cộng với tổng điểm khuyến khích (nếu có). Sau đó lấy tổng điểm này chia cho 4 (4 tức là 4 môn thi). Tiếp đến, bạn sẽ lấy 70% số điểm này cộng với 30% điểm trung bình cả năm lớp 12. Khi có kết quả tiếp tục cộng vào điểm ưu tiên (nếu có). Chúng ta sẽ tính ra thang điểm xét tốt nghiệp theo chương trình THPT.
Cách tính điểm thi tốt nghiệp
Công thức tính điểm tốt nghiệp THPT như sau:
Đối với chương trình Giáo dục thường xuyên
Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải dự thi ba bài thi, gồm hai bài thi toán, ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp KHTN hoặc KHXH. Tất cả điểm của các môn thi, điểm trung bình năm học lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích nếu có đều được tính theo thang điểm 10 để xét tốt nghiệp THPT.
Điểm xét tốt nghiệp bằng tổng điểm với 3 bài thi (Toán, Văn và 1 trong 2 môn KHTN hoặc KHXH), cộng với tổng điểm khuyến khích (nếu có). Sau đó lấy 70% tổng điểm này cộng với 30% của điểm trung bình cả năm lớp 12. Khi có kết quả tiếp tục cộng vào điểm ưu tiên (nếu có). Chúng ta sẽ tính ra thang điểm xét tốt nghiệp theo chương trình GDTX.
Công thức tính điểm như sau:
Điểm xét tốt nghiệp của cả hai hệ THPT chính quy và hệ Giáo dục thường xuyên có cách tính điểm tương tự nhau, chỉ khác về số lượng môn đăng ký dự thi.
Cách tính điểm trung học phổ thông quốc gia
Theo dự thảo, học sinh giáo dục THPT, học sinh giáo dục thường xuyên trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp do Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ xếp loại ghi trong giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:
- Cộng 2,0 điểm: Loại giỏi đối với giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với bằng trung cấp
- Cộng 1,5 điểm: Loại khá đối với giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với bằng trung cấp
- Cộng 1,0 điểm: Loại trung bình
****** Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn cấp trung học
Các điểm cần lưu ý về xét điểm công nhận tốt nghiệp THPT
- Thí sinh có thể đăng ký chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh đã đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2 bài thi này; nếu thí sinh bỏ 1 trong 2 bài thi sẽ bị coi là không đủ số bài dự thi và không được xét tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh Giáo dục thường xuyên có thể chọn thi môn Ngoại ngữ, nhưng điểm bài thi này chỉ để xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp mà không dùng để tính điểm xét tốt nghiệp THPT.
- Sau khi các bạn tính được điểm xét tốt nghiệp thì điểm tốt nghiệp phải từ 5 điểm trở lên mới đỗ tốt nghiệp. Hiện nay với những trường hợp điểm xét tốt nghiệp dưới 5 sẽ không được thi lại lần 2, lần 3 mà phải đợi thi lại vào kỳ thi năm sau.
Với những lưu ý trên, hy vọng rằng các bạn thí sinh đã hiểu rõ được cách tính điểm trung học phổ thông quốc gia. Chúc các bạn hoàn thành kỳ thi với điểm số cao nhất và trúng tuyển vào trường đại học mà mình yêu thích.