1 tín chỉ là gì?

Học tín chỉ và những điều sinh viên cần biết

Hiện nay, trên cách diễn đàn có sinh viên có rất nhiều thắc mắc về vấn đề : “1 tín chỉ là gì? Mỗi năm được đăng ký tối đa bao nhiêu tín chỉ? Số tiền mà sinh viên phải trả cho mỗi tín chỉ là bao nhiêu?” Tất cả sẽ được giải đáp ở ngay bài viết dưới đây.

1 tín chỉ là gì?

1 tín chỉ là gì? Chúng được quy định như thế nào? Một tín chỉ sẽ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận trên lớp. Nó tương đường bằng với 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, đồ án bài tập lớn  hay bài khóa luận tốt nghiệp.

1 tín chỉ là gì 1Số tín chỉ cho từng môn học sẽ khác nhau

Có môn học sẽ là 2 tín chỉ nhưng có môn là 3 điều này phụ thuộc rất nhiều vào khối kiến thức của môn học. Thường trong 4 năm học đại học thì số tín chỉ tích lũy của 1 học sinh dao động trong khoảng 120 – 150 tín chỉ. Vậy mỗi năm sinh viên sẽ được đăng ký tối đa bao nhiêu tín chỉ?

Số tín chỉ mà sinh viên được đăng ký theo Bộ GD&ĐT

Bên cạnh những thắc mắc 1 tín chỉ là gì? Các bạn sinh viên còn rất quan tâm đến vấn đề số tín chỉ mà mỗi sinh viên được đăng ký là bao nhiêu? Theo Bộ GD&ĐT thì các trường đại học đào tạo sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì trong một năm học có thể tổ chức đào tạo cho sinh viên từ 2-3 học kỳ. Mỗi kỳ thường rơi vào 3 – 6 tháng tùy thuộc vào các trường đại học.

1 tín chỉ là gì? và những điều cần biếtMỗi chương trình đào tạo của nhà trường phải tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên

Sinh viên của nhà trường có đủ điểm tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của một ngành học hay không. Nếu đủ điều kiện sẽ được đăng ký số tín chỉ cho học phần tiếp theo.Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT thì khối lượng tối thiểu mà sinh viên được đăng kí trong 1 kỳ học sẽ như sau:

  • Sinh viên sẽ được đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ của mình.  Trừ học kỳ cuối khóa học khi làm khóa luận tốt nghiệp. Trường hợp được đăng ký tối thiểu này chỉ dành cho  những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
  • Sinh viên chỉ được đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ và trừ học kỳ cuối khóa học của mình. Trường hợp này áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu. Nếu không cải thiện kết quả học tập của mình rất dễ bạn sẽ phải ra trường muộn so với các bạn cùng khóa.

Những ưu điểm khi học theo tín chỉ

  • Đào tạo theo tín chỉ giúp trong quá trình dạy và học. Sinh viên có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Các sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu bài vở, kiến thức theo cách riêng của mình và được sự hướng dẫn từ thầy cô.
  • Đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về thời gian ra trường. Sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được số tín chỉ theo quy định. Vì vậy, sinh viên có thể tiết kiệm thời gian ra trường của mình.
  • Phương thức học có độ mềm dẻo và linh hoạt trong quá trình học tập.Các chương trình học được thiết kế theo phương thức đào tạo tín chỉ bao gồm một hệ thống những môn học thuộc khối kiến thức chung và môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành.
  • Đào tạo theo tín chỉ sẽ đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo. Với quy chế học chế tín chỉ thì kết quả học tập của sinh viên sẽ được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học như theo quy chế.
  • Đào tạo theo tín chỉ vừa là thước đo khả năng học tập của người học, vừa là thước đo hiệu quả và thời gian làm việc của giảng viên.

Trên đây chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: “1 tín chỉ là gì?” rồi chứ! Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.

Rate this post