Giải đáp thắc mắc: Ngành Xét nghiệm Y học ra trường làm gì?

Khi tìm hiểu về bất cứ ngành nghề nào thí sinh cũng đều quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành học sau khi ra trường. Với ngành Xét nghiệm Y học cũng vậy, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc: Ngành xét nghiệm Y học ra trường làm gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học có gì thú vị?

Kỹ thuật xét nghiệm Y học là ngành chuyên về việc phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, dịch, nước tiểu… Đồng thời hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác từ đó xây dựng phác đồ điều trị tình trạng bệnh lý hiệu quả và chẩn đoán sớm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Không chỉ vậy ngành học này còn có vai trò quan trọng trong lĩnh vực dự phòng tầm soát dịch bệnh, đánh giá lâm sàng hiệu quả của thuốc và vắc xin và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên thực tế có đến 70% các kết quả chẩn đoán phụ thuộc vào xét nghiệm từ đó cho thấy tầm quan trọng của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học. Trên thực tế thì công việc này sẽ hoàn toàn không tiếp xúc với bệnh nhân.

Các lĩnh vực chính của ngành Xét nghiệm y học bao gồm: Hóa sinh, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh. Nên khi theo học ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức khoa học cơ bản, nguyên lý về các lĩnh vực xét nghiệm hiện đại, cụ thể như:

  • Học tập khối kiến thức cơ sở ngành.
  • Những nguyên lý và kiến thức chuyên sâu về các kiến thức như hóa sinh, vi sinh, sinh hóa, huyết học.
  • Các kiến thức về dược lý chuyên ngành.
  • Học tập kiến thức, các quy tắc và quy trình vận hành, bảo quản những loại trang thiết bị trong ngành nghề.

Tùy thuộc vào từng hệ như Đại học hay Cao đẳng Xét nghiệm sẽ có thời gian đào tạo không giống nhau.

Để trở thành một Kỹ thuật viên ngành Xét nghiệm Y học giỏi, chuyên nghiệp ngay từ khi học tập cần trau dồi và trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng ngành nghề này.

nganh-xet-nghiem-y-hoc-ra-truong-lam-gi
Cơ hội việc làm ngành Xét nghiệm y học vô cùng rộng mở

Học Kỹ thuật Xét nghiệm Y học ra trường làm gì?

Theo thống kê hiện nay Việt Nam có khoảng 22 bệnh viện đa khoa tuyến TW trực thuộc Bộ Y tế, gần 100 bệnh viện đa khoa tỉnh, hơn 65 bệnh viện chuyên khoa và rất nhiều các cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân được xây dựng nhiều hiện nay. Điều này chính là cơ hội làm việc cho các bạn sau khi tốt nghiệp ngành Xét nghiệm Y học.

Cùng với đó các công ty nước ngoài ngày càng chú trọng đến việc đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chính vì vậy tạo ra cơ hội việc làm phong phú, đa dạng, ổn định với mức lương cao hơn nhiều so với nhóm ngành nghề khác.

Có thể thấy rằng công việc khám chữa bệnh sẽ căn cứ vào các xét nghiệm cận lâm sàng nên vai trò của ngành Xét nghiệm Y học sẽ giữ vai trò then chốt trong việc chẩn đoán, điều trị tình trạng cho người bệnh.

Ngoài những công việc ngành Xét nghiệm tại các bệnh viện bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển tại các viện xét nghiệm tuyến TW, phòng xét nghiệm tại những viện vệ sinh dịch tễ, trung tâm y tế dự phòng từ tuyến địa phương đến cấp cao hơn. Những sinh viên mới tốt nghiệp có thể tham gia vào những tổ chức thực hiện hoạt động xét nghiệm liên quan đến vấn đề dinh dưỡng, môi trường hay vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những công việc cụ thể của một người học ngành Xét nghiệm Y học sau khi tốt nghiệp bao gồm:

  • Thực hiện đón tiếp, chuẩn bị và hướng dẫn người bệnh thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm theo đúng kỹ thuật và quy định để tiến hành làm xét nghiệm.
  • Pha hóa chất hoặc các loại thuốc thử, những phương tiện, dụng cụ để từ đó thực hiện những kỹ thuật xét nghiệm y học chính xác nhất theo đúng quy định.
  • Tiến hành những kỹ thuật xác định vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh. Từ đó thực hiện phân tích máu, dịch sinh vật và thực hiện công tác an toàn để truyền máu, kiểm tra hiệu quả trong sử dụng thuốc.
  • Dùng thành thạo các kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại để thực hiện những xét nghiệm phân tích, chẩn đoán chính xác.
  • Nhận định kết quả xét nghiệm từ đó hỗ trợ cho bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
  • Lên kế hoạch và điều chỉnh, kiểm tra quy trình theo đúng kỹ thuật để từ đó đảm bảo đúng chất lượng trong quá trình thực hiện xét nghiệm.
  • Đối với những kỹ thuật viên ngành Xét nghiệm có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm trong làm việc sẽ được giao nhiệm vụ hướng dẫn cho các thực tập sinh hoặc người có kỹ năng làm việc thấp hơn. Đồng thời tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành.
  • Người yêu thích việc nghiên cứu và giảng dạy có thể tiếp tục học chương trình lên cao sau đại học từ đó tham gia vào công tác giảng dạy về lĩnh vực ngành Xét nghiệm Y học tại những trường Cao đẳng, Đại học.

Với đa dạng công việc, vị trí làm việc ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học sau khi học xong bạn sẽ tìm được công việc phù hợp, mức lương ổn định và cao hơn nhiều so với những ngành nghề khác. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào những yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ năng lực chuyên môn mà sẽ có mức lương của từng người khác nhau.

Trung bình mức lương ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học sẽ có mức lương dao động trong khoảng từ 7 – 12 triệu đồng/ tháng.

  • Những kỹ thuật viên ngành xét nghiệm mới ra trường nhận được mức lương từ 5 – 7 triệu /tháng.
  • Đối với chuyên viên tư vấn xét nghiệm mức lương nhận được từ 7 – 12 triệu /tháng
  • Đối với bác sĩ xét nghiệm thực hiện những nhiệm vụ kiểm tra chất lượng kết quả xét nghiệm y học, tư vấn và điều trị căn cứ theo kết quả xét nghiệm mức lương nhận được từ  15 – 25 triệu /tháng

Tất cả những thông tin cung cấp trên nhằm hỗ trợ giải đáp cho mọi người được biết rõ về thắc mắc Giải đáp thắc mắc: Ngành Xét nghiệm Y học ra trường làm gì?. Những thí sinh có mong muốn theo học Xét nghiệm nên lựa chọn những trường đào tạo uy tín để theo học

Rate this post