Đã gần 1 tháng trôi qua kể từ khi thí sinh biết điểm thi THPT quốc gia vậy nhưng những bê bối về tiêu cực trong thi cử tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… vẫn còn là nỗi đau chung của ngành giáo dục.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 7, Bộ Trường Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm trong những sai sót khi để xảy ra tình trạng điểm thi gian lận tinh vi tại một số địa phương năm 2018.
Trước đó, Bộ trưởng cũng ủng hộ phương án để địa phương tự chấm thi chứ không giao trách nhiệm cho các trường Đại học, Cao đẳng như một số ý kiến đưa ra. Bộ trưởng cho rằng việc thi như vậy sẽ đảm bảo được sự nghiêm túc, giảm tải chi phí đi lại dự thi cho các gia đình khó khăn… tuy rằng không ít ý kiến lại cho rằng cán bộ chấm thi và coi thi tại địa phương không đủ trình độ để chấm thi công bằng chính xác và còn mắc bệnh thành tích rất nhiều.
Dù xảy ra sự vụ đáng tiếc về điểm thi trong kỳ thi năm nay nhưng không vì điều đó mà vội vàng thay đổi kỳ thi này, khâu chấm thi và ra đề vẫn đang hoàn thiện theo từng năm để phù hợp với chất lượng thí sinh.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ
Có nhiều ý kiến góp ý là nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà nên tổ chức thi ĐH, CĐ vì thi tốt nghiệp điểm số không nói lên được năng lực thí sinh. Việc thí sinh hiện nay dễ dàng vào Đại học với số điểm mỗi môn 3-4 điểm là do bất cập trong ngành giáo dục. Bỏ điểm sàn, chỉ áp dụng điểm sàn đối với ngành sư phạm, như vậy gây ra sự rối loạn cho rất đông thí sinh, nhiều trường CĐ, CĐ nghề sẽ phải đóng cửa vì ĐH bây giờ vào quá dễ, thí sinh vì sao phải học CĐ trong khi chỉ xét đỗ tốt nghiệp THPT, xét học bạ?
Bộ trưởng thì cho rằng không nên bỏ thi tốt nghiệp vì điều đó trái với Luật giáo dục, nếu bỏ thi thì thí sinh sẽ không học, chất lượng giáo dục sẽ ngày càng đi xuống. Bộ GD đã báo cáo và được Chính phủ đồng ý thống nhất lấy điểm kỳ thi THPT quốc gia làm căn cứ để xét tuyển vào ĐH, CĐ chắc chắn sẽ có ưu và nhược điểm nhưng cần có lộ trình để phù hợp.
Sẽ vẫn giữ kỳ thi THPT quốc gia
Theo từng năm thì kỳ thi THPT quốc gia 2015-2018 đang ngày một hoàn thiện công tác tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi, đảm bảo sự công bằng bài thi trắc nghiệm chấm bằng máy quét, đảm bảo được thí sinh không gian lận được trong thu cử. Vậy nhưng nếu gian lận xảy ra ở cán bộ thì giải quyết làm sao? Đây vẫn là những thắc mắc chung của rất nhiều người, mất niềm tin vào ngành giáo dục, năm nay và những năm sau nữa, không biết sự công bằng lấy ở đâu khi mà trong nội bộ hệ thống giáo dục đang tồn tại những lỗ hổng cực kỳ đáng lo ngại như trong kỳ thi vừa rồi
Năm nào cũng là kỳ thi đạt kết quả tốt hết ở các địa phương, vậy nhưng có ai biết bên trong sự tình diễn ra như thế nào hay không? Đến khi khui ra thì sự việc vẫn nằm chất đống đó, chưa rõ cách xử lý và giải quyết sẽ đi đến tận cùng sự việc hay không.
Bộ trưởng cũng cho biết thêm năm sau sẽ cải tiến phương thức tổ chức chấm thi, tăng cường giám sát coi thi từ Trung ương đến địa phương. Tiếp tục thay đổi lấy ý kiến và cải thiện từng bước trong giáo dục đại học, THPT năm 2019 để không xảy ra những sai sót đáng tiếc như năm 2018.