Hiện nay, nền giáo dục nước ta có thể nói là đang trong tâm bão dư luận về việc thẩm định kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và từ khóa “gian lận thi cử” có thể xem là hót nhất ở thời điểm hiện tại.
Ngược về quá khứ ở các triều đại phong kiến nước ta vào những năm 1075 dưới triều đại nhà Lý đến 1919 đời vua Khải Định nhà Nguyễn. Toàn bộ hệ thống thi cử tuyển người làm quan, thì được gọi là khoa cử. Trong khoảng hơn 800 năm đó đã có nhiều khoa thi khác nhau và ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm không giống nhau. Nhưng chung quy, tất cả đều vì 1 mục đích cuối cùng là đề cao việc học, kén chọn nhân tài. Vì thế,2 chữcông danhcó sức thu hút biết bao đối với các sĩ tử.
Theo đó, con đường học hành, thi cử để lập công danh lưu tiếng thơm muôn đời trở thành phương châm sống với bất cứ một trang nam tử nào. Từ đó có sự xuất hiện những lý do giám khảo làm lơ, cho chép bài đã làm nên những vụ gian lận trường thi nổi tiếng. Kỳ thi năm 1775 là đệ tứ khoa thi Hội, dưới thời vua Lê Hiển Tông con trai nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt đã đánh tráo bài cho một thí sinh khác nhằm đỗ đạt công danh. Tiếp đến năm 1841 trong kỳ thi Hương, tại trường thi Thừa Thiên, danh nhân Cao Bá Quát và Phan Nhạ làm giám khảo, trong quá trình chấm thi, thấy nhiều bài hay nhưng bị phạm húy, tiếc 1 lỗi nhỏ mà đánh mất người tài, 2 ông ngầm lấy muội đèn làm mực chữa 24 bài thi nhằm cho đỗ 5 người.
Mặc dù sau đó sự việc được phát giác, Lê Quý Kiệt bị tước bỏ học vị giáng làm thứ dân, rồi bắt giam vào ngục cửa Đông nhưng 1 thời gian sau cũng được thả. Danh nhân Cao Bá Quát đáng ra bị xử trảm, nhưng vì có nhiều công lao nên được được nhà vua giảm án bị cách chức.
Xét lịch sử một số trường hợp này được gọi là nổi trội, nhưng ngày nay“gian lận thi cử” ngày càng tinh vi, hiện hữu mọi ngóc ngách của lớp học, ngành học, trường học, vùng học trên khắp cả nước.
Theo đó, “phao” là thứ dễ nhận thấy nhất trong bất cứ cuộc thi nào dù chỉ là một kỳ thi giữa kỳ hay kết thúc môn học. Chính vì thế, dư luận thấy bất ngờ nhưng không quá sốc khi thấy “phao thi”vứt trắng ở sân trường THPT Đồi Ngô tỉnh Bắc Giang năm 2012.Hay việc đó lại tái diễn ở trường THPT Quang Trung (quận Hà Đông, Hà Nội) vào 1 năm sau đó. Nhưng đấy chỉ được coi là gian lận sơ đẳng, thứ đẳng hơn là điện thoại hay đồng hồ thông minh được các thí sinh mang vào phòng thi.
Dù sao, đây cũng mới chỉ là mấy mánh khóe của học sinh, nếu không có sự rộng lòng làm ngơ của thầy cô giám thị thì sao chúng có thể làm được. Còn những gian lận siêu đẳng nhưng không kém phần hạ đẳng nữa là khâu chấm điểm, nhập điểm của các thầy cô. Qua đó, tương lai của một thí sinh, 1 thế hệ lại bị xáo trộn bởi những ngòi bút bị bẻ cong, khi dính dáng đến sự thiếu trách nhiệm và còn rất tệ đó là dính đến chữ “Monney”.Kỹ năng này thầy cô có thể nói đạt đến trình độ, “xuất quỷ, nhập thần” đỗ thành trượt, trượt bỗng nhiên đỗ, lúc lên đỉnh, lúc chạm đáy, hẳn nguyên nhân này chắc không đến từ phía học sinh. Vậy thì việc giáo dục đại học sẽ là bài toán còn bỏ lửng?