cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Tìm hiểu về cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin về chương trình đào tạo và nhiệm vụ của cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng.

Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là một phương pháp điều trị trong y học, với nhiệm vụ giúp người bệnh hồi phục khuyết tật và tối đa hóa các chức năng đã bị giảm hoặc mất do tàn tật, gặp chấn thương. Ngành này không chỉ giúp những người bị tổn thương và bệnh tật có thể thích nghi với tình trạng hiện tại, mà còn có thể giúp họ tham gia các hoạt động xã hội và được bình đẳng như những người khác.

Đặc biệt, phương pháp điều trị phục hồi chức năng áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu mà không sử dụng thuốc tác động trực tiếp lên người bệnh. Đó là sử dụng lực và năng lượng gồm châm cứu, xoa bóp, laser trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu… Bên cạnh đó đưa ra các chương trình can thiệp phù hợp với từng người bệnh, tìm hiểu những khó khăn mà họ có thể gặp tại gia đình và cộng đồng để tìm giải pháp hỗ trợ.

Hiện nay, ngoài các kỹ thuật vật lý trị liệu, có nhiều ứng dụng chuyên sâu đã được triển khai trong lĩnh vực Phục hồi chức năng như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, dụng cụ chỉnh hình… Các phương pháp này giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động cơ thể, góp phần hỗ trợ điều trị một cách toàn diện, ngăn ngừa tình trạng bệnh tật, di chứng.

Trên cả nước ta hiện có 7 trường đại học đào tạo cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng gồm: Đại học Y tế công cộng, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Phenikaa, Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, Đại học Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Bên cạnh đó, có nhiều trường cao đẳng y dược cũng đào tạo ngành này như Cao đẳng Y Dược Hà Nội, Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y Dược Pasteur, Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch…

cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năngTìm hiểu về cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Khi theo học ngành Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, sinh viên sẽ được tìm hiểu về hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, thần kinh, cơ xương khớp… và phân tích từng hoạt động chức năng của chúng. Sơ lược chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng như sau:

– Các môn đại cương như: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của ĐCSVN, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh… Đây là những môn bắt buộc phải học tại bất kỳ trường đại học, cao đẳng nào.

– Các môn khoa học cơ sở ngành như: Hóa sinh, Sinh học và di truyền, Giải phẫu, Sinh lý, Giải phẫu bệnh, Nghiên cứu khoa học, Xác suất – Thống kê y học, Tâm lý học y đức – Đạo đức y học… Những môn học này sẽ giúp sinh viên có thể tiếp thu những kiến thức y khoa cơ bản nhất trước khi học vào bộ môn chuyên ngành chính.

– Các môn chuyên ngành gồm: Giải phẫu chức năng, Lượng giá chức năng, Vận động trị liệu, Khoa học thần kinh, Vận động học và sinh cơ học khớp… Những môn học này đòi hỏi sinh viên cần phải tập trung học tập một cách nghiêm túc. Bởi những kiến thức, kỹ năng này đều được áp dụng khi thực hành nghề nghiệp chuyên môn sau này.

Thông qua các môn học trong chương trình đào tạo Kỹ thuật Phục hồi chức năng, sinh viên sẽ có kiến thức nền tảng vững chắc, có nhiều cơ hội được thực hành các máy móc và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên môn. Sau khi ra trường, các bạn cần phải có chứng chỉ Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng để thực hành nghề tại các cơ sở y tế.

cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năngTìm hiểu về cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng ra trường làm gì?

Nhiệm vụ của một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng rất đa dạng, từ đánh giá chức năng các bộ phận trên cơ thể người bệnh, lập kế hoạch can thiệp phù hợp hay tìm hiểu những khó khăn mà họ có thể gặp tại gia đình và cộng đồng để tìm giải pháp hỗ trợ.

Nhìn chung, công việc của một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng như sau:

  • Xem xét bệnh án của bệnh nhân và quan sát hoạt động (đứng, đi lại…) để chẩn đoán khả năng hồi phục. Sau đó, lên kế hoạch điều trị và tiên lượng thời gian phục hồi của bệnh nhân.
  • Sử dụng các kỹ thuật điều trị phục hồi chức năng gồm châm cứu, như xoa bóp, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, laser trị liệu… phù hợp với từng trường hợp và đảm bảo an toàn khi thực hiện các quy trình.
  • Hướng dẫn người bệnh các bài tập kéo dài và sử dụng các thiết bị để giảm đau, hoặc tăng khả năng vận động của họ. Hay dùng các thiết bị trợ giúp như nạng, xe lăn, chân giả, các điện cực dính áp dụng kích thích điện để điều trị chấn thương và cơn đau.
  • Đánh giá tiến trình bệnh, điều chỉnh kế hoạch chăm sóc hoặc có thể áp dụng các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết. Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình hình tiến triển của bệnh nhân theo thời gian.
  • Hướng dẫn người thân của bệnh nhân cách chăm sóc phù hợp để phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó tác động vào tinh thần của họ bằng cách an ủi, động viên để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.

Ngoài ra, các Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng còn có trách nhiệm kiểm tra và bảo quản thiết bị máy móc tại nơi làm việc và theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

Tổng hợp

Rate this post