Sự cần thiết của kỳ thi THPT quốc gia

Mặc dù có nhiều ý kiến phản đối về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhưng nhiều chuyên gia khẳng định sự cần thiết phải có kỳ thi THPT quốc gia để ngăn chặn bệnh thành tích.

Đó là nhận định của TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học . Theo ông, vấn đề không phải là kỳ thi “hai trong một” không tốt mà mấu chốt nằm ở việc con người tổ chức thi chưa nghiêm túc dẫn đến hành vi gian lận nghiêm trọng. Vụ việc này càng khiến dư luận phản đối mạnh mẽ, yêu cầu xóa bỏ kỳ thi THPT quốc gia, thậm chí có ý kiến còn yêu cầu bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng Xuân Nhạ nên từ chức.

Kỳ thi THPT  quốc gia là kỳ thi chung cho học sinh cuối cấp 3. Điểm thi được dùng để xét tuyển tốt nghiệp THPT vừa được dùng để xét tuyển Cao đẳng, Đại học. Kỳ thi bắt đầu được áp dụng từ năm 2015. Tính từ năm 2015 đến nay đã là 3 năm Bộ thực hiện kỳ thi THPT quốc gia. Đáng nói, tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp qua mỗi năm học gần như tuyệt đối. Thử hỏi một kỳ thi được tổ chức mà biết trước tỷ lệ đỗ sẽ là 100% thì thi để làm gì vừa tốn kém vừa áp lực cho học sinh. Và tất nhiên nếu điểm thật thi thật thì đây là một thành tích đánh dấu sự chuyển mình trong ngành giáo dục.

Sự cần thiết phải có kỳ thi THPT quốc gia

Kỳ thi THPT quốc gia để lại nhiều dấu hiệu tiêu cực, nhất là gian lận thi cử nghiêm trọng ở Hà Giang vừa xảy ra vào ngày 20/7 vừa qua. Bệnh “thành tích” trong giáo dục là căn bệnh chúng ta cần lên án nhưng “sai đâu sửa đó” và cái gì tốt cũng cần được công nhận. Kỳ thi THPT quốc gia cũng có nhiều tín hiệu phản hồi tốt đấy thôi, trước hết là làm giảm áp lực thi cử căng thẳng mệt mỏi cho các thí sinh.

Thử đặt câu hỏi ngược lại, nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia thì cần thay vào đó là kỳ thi gì? Thi bằng hình thức như thế nào? Hay là lại quay về với hình thức thi cũ mà cả ngành giáo dục đã tìm cách cải cách từ mấy năm trước. Liệu thí sinh có kịp thay đổi và thích nghi nhanh với một hình thức thi cử mới hay không? Nếu giao cho địa phương tổ chức thì chắc chắn gian lận còn nhiều nữa vì đâu đó vẫn còn mắc bệnh “thành tích” trong giáo dục.

Cần thực hiện nghiêm  để nói không với tiêu cực

Hơn nữa, hiện nay các trường cao đẳng, đại học nếu xét tuyển đầu vào sẽ căn cứ vào bài kiểm tra đầu năm ngoài điểm thi THPT quốc gia để đánh giá lực học thực sự của sinh viên. Không một trường uy tín nào không tổ chức test thử trước khi tuyển sinh và đào tạo vì nỗi lo chất lượng đầu ra không đảm bảo tương lai cho sinh viên tốt nghiệp. Giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên ra trường là điều mà giáo dục đại học đặt lên hàng đầu.

Cũng theo ý kiến của vị tiến sỹ, cần phải có kỳ thi THPT quốc gia, đề thi THPT quốc gia cần tiếp tục phân hóa rõ ràng để phân loại sinh viên dễ dàng hơn. Hơn nữa, ngân hàng câu hỏi thi THPT cũng cần được test thử với học sinh chứ không phải là những câu hỏi được ra từ “phòng lạnh”. Ví dụ như đề thi môn toán năm nay được chuyên gia Toán học nhận định là khó, đề thi văn học hay các môn học khác cũng vậy.

Vấn đề là Bộ GD cần làm nghiêm túc, công khai, minh bạch, công bằng. Qua vụ ở Hà Giang, cần có đoàn thanh tra giám sát trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi và khi chấm thi. Cần lắp camera để tiện theo dõi mọi hoạt động của các cán bộ ở cả phòng thi, phòng chấm thi, máy quét điểm thi. Hy vọng, nền giáo dục nước nhà sẽ ngày càng có nhiều bước tiến hơn.

3.5/5 - (2 bình chọn)