Ngoài việc dùng để tính toán các phép cộng trừ nhân chia bình thường, Excel còn có thể tính toán được lũy thừa hay căn bậc n. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng hàm căn bậc 3 trong Excel.
Hàm căn bậc 3 trong Excel là gì?
Hàm căn bậc 3 trong Excel là hàm được sử dụng để tính giá trị căn bậc 3 của 1 số thực bất kỳ, hoặc cũng có thể xem căn bậc 3 chính là mũ 1/3 của 1 số.
Ví dụ: 10001/3=10; 1251/3=5.
Lợi ích khi dùng hàm căn bậc 3 trong Excel gồm:
- Tính toán bằng hàm sẽ chính xác cao đối với lượng dữ liệu lớn.
- Giúp tính toán nhanh các bài toán căn bậc 3 với con số lớn không thể tính nhẩm.
- Công thức tính trực tiếp đơn giản mà không cần kết hợp với hàm nào khác.
Cách tính căn bậc 3 trong Excel
Tính căn bậc 3 của các số được cho trong bảng.
Bước 1: Bạn nhập công thức: =A2^(1/3)
Ý nghĩa công thức: Tính 64 mũ 1/3 (hay căn bậc 3 của 64). Kết quả của công thức tính căn bậc 3 của 64 là 4.
Bước 2: Sau đó, sao chép công thức đến các ô còn lại để tính các số còn lại.
Xem thêm: Hàm Average dùng để làm gì và cách sử dụng đúng hàm này
Hướng dẫn cách dùng hàm căn bậc 3 trong Excel
Ngoài thực hiện bằng cách thủ công như trên, trong Excel có một hàm để thực hiện tính căn bậc 3. Bạn có thể tính căn bậc 3 của các số trong ô tính bằng hàm POWER.
Bước 1: Đầu tiên bạn nhập công thức: =POWER(A2,1/3)
Ý nghĩa công thức: Tính căn bậc 3 của cơ số 64. Kết quả của công thức tính căn bậc 3 của 64 là 4.
Bước 2: Tiếp đó sao chép công thức đến các ô còn lại để tính các số còn lại.
Xem thêm: Hàm Excel số tiền bằng chữ đơn giản nhất
Lưu ý khi tính căn bậc 3 trong Excel:
- Excel không hỗ trợ tính căn bậc 2 cho số âm, tuy nhiên khi tính căn bậc 3 cho số âm thì sử dụng được.
- Khi nhập công thức tính căn bậc 3, bạn phải nhập đúng là ^(1/3). Nếu nhập thiếu dấu ngoặc thì sẽ cho kết quả tính sẽ sai.
Cách viết căn bậc 3 trong Excel
Để viết được công thức của căn bậc 3, bạn nên biết về cách viết số mũ trong Excel:
Cách 1: Viết theo công thức toán
Đây là cách viết thể hiện đúng chuẩn cách viết công thức toán học và thường sử dụng trong Word. Với cách này, các bạn hãy nhập số mình cần vào sau một dấu nháy đơn.
Ví dụ: Bạn sẽ nhập dấu nháy đơn trước, sau đó nhập số 73, trong đó 3 là số mũ. Tiếp theo, bạn bôi đen số mũ, nhấn chuột phải và chọn Format Cells. Chọn thẻ Font và tích vào ô Superscript. Sau đó ấn OK và bạn sẽ có kết quả là số 7 với số mũ 3. Số mũ sẽ là phần chữ số nhỏ phía trên góc phải.
Cách 2: Viết bằng từ “mũ”
Đây đơn thuần chỉ là cách diễn giải công thức toán học bằng lời văn. Ví dụ, 5 mũ 3, 7 mũ 3.
Hướng dẫn chèn biểu tượng căn bậc 3 vào ô tính
- Bước 1: Vào Insert > Chọn Symbols > Chọn Equation.
- Bước 2: Chọn biểu tượng mũi tên tại Radical > Chọn dấu căn bậc 3.
Cách 3: Viết bằng dấu “^”
Cách viết này sẽ hỗ trợ trong việc tính toán trực tiếp trên phần mềm Excel. Đầu tiên, bạn nhập số dữ liệu, tiếp đến là dấu ^ (sử dụng tổ hợp phím Shift + 6) và cuối cùng là số mũ. Ví dụ, 7^3,5^3…
Nếu muốn có kết quả của phép tính, bạn chỉ cần thêm dấu bằng ( = ) phía trước biểu thức, Excel sẽ cho ra kết quả. Ví dụ, =5^3 hay +7^3.
Một số hàm cơ bản trong Excel
Khi sử dụng Excel, người dùng cần nắm được một số hàm cơ bản để phục vụ công việc của mình một cách hiệu quả nhất mà không mất quá nhiều thời gian thống kê và tính toán.
Hàm PROPER
Trong Excel, hàm PROPER sẽ giúp viết hoa chữ thứ nhất trong một chuỗi văn bản và bất kỳ chữ nào trong văn bản đứng sau một ký tự không phải là chữ và chuyển tất cả các chữ còn lại thành chữ thường.
Công thức: =PROPER(text)
Hàm If
Hàm IF thường được sử dụng khi người dùng muốn sắp xếp dữ liệu theo một điều kiện nhất định nào đó. Khi sử dụng hàm này, bạn có thể lồng ghép cả các hàm trong Excel khác ở bên trong.
Công thức: =IF (logic_test, [value_if_true], [value_if_false]).
Hàm SUM
Hàm SUM được dùng để cộng tổng giá trị trong các ô được chọn. Hàm này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức so với cách tính thủ công.
Công thức: =SUM (number 1, number 2,…).
Hàm ROUND
Trong Excel, hàm ROUND là hàm làm tròn số cho các số có đơn vị lẻ, việc làm tròn số đến mức độ nào sẽ tùy thuộc vào mong muốn của người sử dụng hàm khi kết quả xuất ra.
Công thức: =ROUND(number,num_digits)
Hàm Min/Max
Hàm MAX và hàm MIN giúp người dùng tìm được giá trị nhỏ nhất hoặc giá trị lớn nhất trong một phạm vi giá trị được chọn.
Công thức: =MAX (number 1, number 2,…) và =MIN (number 1, number 2,…).
Hàm VLOOKUP
Hàm Vlookup sẽ lấy thông tin từ bảng phụ với điều kiện dò tìm ở bảng chính để điền vào cột nào đó của bảng chính nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm.
Công thức: =VLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,range_lookup).
Hàm COUNT
Nếu bạn có một bảng tính chứa một cơ sở dữ liệu khổng lồ và muốn biết trong một vùng nào đó chứa bao nhiêu ô hoặc trong bảng tính chỉ chứa các dãy số, không chứa chữ cái. Để tiết kiệm thời gian so với cách thủ công, bạn có thể sử dụng hàm =COUNT để đếm các giá trị và số lượng trong phạm vi mong muốn.
Công thức: =COUNT(value1, [value2], …).
Hàm AVERAGE
Hàm AVERAGE là hàm đưa ra con số có giá trị trung bình trong những số được chọn. Hàm này có thể xử lý tới 255 đối số riêng lẻ, có thể bao gồm số, phạm vi, mảng, tham chiếu ô và hằng số.
Công thức: =AVERAGE (number 1, number 2,…).
Hàm LEN
Trong Excel, bạn có thể sử dụng hàm LEN để đo độ dài của chuỗi ký tự bất kỳ. Hàm này trả về độ dài chính xác của chuỗi ký tự từ đó bạn có thể thực hiện những yêu cầu bạn muốn.
Công thức: =LEN (text)
Hàm Trim
Hàm TRIM có công dụng loại bỏ các khoảng trống trong các dữ liệu mà bạn nhập vào để khi thực hiện các thao tác khác không bị trả về các giá trị lỗi. Không giống như các hàm trong Excel với các chức năng khác có thể hoạt động trên một phạm vi các ô, hàm TRIM chỉ có thể hoạt động trên một ô duy nhất.
Công thức: =TRIM (text).
Trên đây là những thông tin về cách sử dụng hàm căn bậc 3 trong Excel. Bên cạnh đó, bạn còn nắm được một số hàm cơ bản trong Excel để áp dụng khi cần thiết.